Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Du học sinh Việt Nam ở Úc.

Có nhiều lý do để bạn đưa con em ra nước ngoài du học.Nhưng cũng có nhiều vấn đề song hành theo việc du học của con em chúng ta.Có những  vấn nạn mà các bạn không thể ngờ được lại xảy ra cho chính con em của mình.
Dưới đây tôi xin đơn cử vài thí dụ điển hình để các bạn có một khái niệm nho nhỏ trong tương lai nếu có con em sắp đi du học…

Phần 1.
Chuyện của thằng Ti…
Ở quê nhà,cuối năm lớp 9 Ti là học sinh ngoan với thành tích xuất sắc toàn khối.Ba mẹ của Ti đã chuẩn bị mọi vốn liếng để Ti du học tự túc ở Úc.Từ tài chánh,tư tưởng,kế hoạch học tập,cách sinh sống…nằm trong chương trình rất triển vọng.Bạn của ba Ti ở Úc đã tìm trường học và nơi tạm trú cho 2 người trong 6 tháng…
Trường Ti học nằm trong khu vực khá phồn thịnh.Mấy tháng đầu bỡ ngỡ,nhờ mấy thằng bạn Úc kèm tối đa nên Ti đã vượt qua những khó khăn về ngôn ngữ,phong tục,tập quán,tiếng lóng địa phương…
6 tháng trôi qua vùn vụt,ba của Ti khăn gói về quê,Ti ở lại trường nội trú.
Sống ở đất nước tự do đứa trẻ 13,14 tuổi rất tự lập,vừa kiếm tiền vừa đi học, chính vì vậy mà nó có nhiều quyền tự do hơn.Có những quyền tự do mà gia đình nề nếp bên Việt Nam không chấp nhận được.
Ti theo bạn nhuộm tóc hoe hoe vàng và để thêm cái đuôi rùa nho nhỏ ở đằng sau mái tóc.
Tối cuối tuần Ti theo mấy thằng bạn mới ra ngoài dự party.Ti cũng thử qua vài chai bia,vài loại rượu mạnh…Cũng có lần Ti ở lại đêm tại nhà thằng bạn để xem phim khiêu dâm….Cho đến một hôm dự party suốt sáng,rượu vào lời ra rồi những xung đột lại kéo đến!!!Cảnh sát đã phải can thiệp để ổn định trật tự.
Ti đã bị nhà trường cảnh cáo.
Từ đó việc học của em đã bước sang một ngõ khác không tươi sáng cho lắm…
Theo tôi nghỉ Ti còn quá trẻ,nên có người giám hộ để hướng dẩn em theo đúng đường.

(Còn tiếp)

11/7/2011.
Đông Sương.

Serious question of morality in China


The death of the two-year-old girl “Little Joy – Yueyue”  run over as passersby ignored her is symptomatic of a deepening moral crisis and selfishness of Communist China – the so called “world economic power” country with a population of 1.4 billion.
Take time to read this opinion from Lijia Zhang on the pressing moral degrade of society in China under communist evolution:


Câu trả lời của người tài xế (chiếc xe van thứ 2 cán bé Yueyue) "Nếu đứa bé này chết thì tôi chỉ phải bồi thuờng khoảng 20 ngàn yuan (nhân dân tệ) còn nếu bị thuơng thì tôi phải tốn lên đến hàng trăm ngàn yuan." Sự suy tính và hành xử vấn đề tiêu biểu của một xã hội thối rửa về đạo lý đặt giá trị vật chất lên trên nhân tính va` lẻ phải. Điều này nhắc lại tai nạn xe xãy ra trước đây tại Việt Nam mà người tài xế xe đò còn de lại cán người bị tai nạn do chính mình gây ra để cho chắc chắn chết hơn là để bị thuơng thì phải bồi thuờng nhiều hơn. Các sự việc này nói lên:
  • Sự mục rửa của xã hội, không chú trọng đến đạo lý và nhân tính.
  • Thiếu căn bản giáo dục từ học đường đến tương quan xã hội.
  • Thiếu khả năng về lập pháp và hành pháp.
  • Thiếu sự cân bằng trong việc phát triển, chỉ chú trọng đến tạo ra của cải vật chất bằng mọi giá mà không có tính chất lương tâm điển hình qua các sự kiện "pha trộn melamine vào sửa bột trẻ con - poisoned milk", "dầu ăn được chế biến từ mở dầu đào thải dưới cống rảnh của các nhà hàng - gutter oil"  ở Trung Cộng và mới đây “50 quán cơm (giết) sinh viên Sài Gòn trộn đầy hóa chất” ở Việt Nam

Sự ích kỷ và thiếu lòng nhân được thể hiện một cách rỏ ràng trong các xã hội Cộng Sản nói chung, tiêu biểu ở Trung Cộng và Việt Nam ngày nay nói riêng.
Tóm lại, nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa thật sự đứng trước ngướng cửa của sự đào thải và hủy diệt không còn lối thoát.
Sandhed

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

50 Quán Cơm (giết) sinh viên Sài gòn trộn đầy hóa chất


Hãy đọc bài viết này trên báo NLĐ ở VN, rồi bên dưới là bài trả lời của cựu DB VNCH Hồ Ngọc Nhuận , cũng là 1 trong những nhân sĩ, chính trị gia trong cái gọi là "Thành phần thứ 3" và có một thời phục vụ rất đắc lực cho chế độ VC.

Xã hội VN đã mất tất cả lương tri và đạo lý con người, chỉ làm sao có lợi nhuận mà thôi. Câu hỏi cho tất cả là : Người CS đã phá hoại đất nước và con người VN đến mức độ nào chúng ta có đo lường được không?

From: LOC TRINH 
To: Nhuan Ho 
Sent: Saturday, 15 October 2011, 17:30
Subject: Fw: 50 quán Cơm (giết) sinh viên Sài gòn trộn đầy hóa chất

Có thể có hay không, Anh Nhuận ơi!


50 Quán Cơm (giết) sinh viên Sài gòn trộn đầy hóa chất 
SÀI GÒNKhu Làng Ðại Học Thủ Ðức, Sài Gòn có tới 50 quán cơm sinh viên bao quanh, với giá chưa tới 10 ngàn đồng (khoảng 50 cent) một dĩa cơm trắng với ba món canh, xào, mặn.
Nếu không tìm cách lẫn vào bếp để quan sát, người ta sẽ không hiểu tại sao chủ quán có thể lời khi bán cơm phần cho sinh viên với giá “cực rẻ” như vậy.
Một ký giả của báo Người Lao Ðộng tìm cách giả dạng nhân viên phụ việc tại một quán cơm để thu thập tại chỗ thủ thuật chế biến thức ăn của các vị chủ quán. Thì ra họ đã mua thực phẩm ôi thiu bị bỏ đi ở các chợ mang về để chế biến lại cho ngon lành nhờ gia vị và các loại hóa chất khử mùi, tẩy màu... Họ còn dùng cả các loại hóa chất làm cho gạo và các loại thực phẩm nở một thành hai.
Theo báo Người Lao Ðộng, họ đã sử dụng một chất bột trắng hòa tan trong nước. Bất cứ thực phẩm nào từ gạo đến thịt heo, thịt gà, thịt bò được ngâm trong nước bột này trong vài phút đồng hồ sẽ nở ra to gấp đôi. Còn các loại thịt sống bị thiu thối sẽ bốc mùi thơm lừng và đổi từ màu tái đen sang màu đỏ tươi nhờ rắc vào một ít bột đỏ.
Một bí quyết khác được các chủ quán sử dụng tối đa là không bỏ bất cứ thức ăn thừa nào của khách hàng. Họ gom lại để dành chế biến ngay món khác. Những miếng thịt luộc dư thừa có thể được bằm nhuyễn quấn lá lốt để nướng thành bò lá lốt thơm ngon...
Còn với các loại rau cải đã bị vàng úa, chủ quán cũng tận dụng hết mà không bỏ sót một tí nào. Họ chẻ nhỏ, rửa sơ rồi trút một ít hóa chất làm rau tươi rói trở lại và biến thành một món xào hấp dẫn.
Họ còn làm món nước mắm không khác các nhà sản xuất nước mắm “hàng loạt.” Họ đổ một ít nước mắm có sẵn vào sô, cho một ít tương ớt rồi đổ vào nước lạnh, một ít hóa chất, biến thành xô nước mắm ngậy mùi hấp dẫn.
Kết quả là số người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng vọt riêng tại Sài Gòn.
__._,_.___
__,_._,___
---------- Forwarded message ----------
From: Ho Ngoc Nhuan
Date: 2011/10/20
Subject: Re: 50 quán Cơm (giết) sinh viên Sài gòn trộn đầy hóa chất
To: LOC TRINH

                        Về các “quán cơm ( giết ) sinh viên”

Báo chí mấy ngày qua đã nói nhiều về các “quán cơm giết người” nầy. Tôi tin việc nầy là có.
Tầng lớp nào, xã hội nào  cũng có những kẻ chỉ biết chạy theo hơi đồng mà bất chấp tất cả. Có kẻ cậy quyền thế còn ác độc thậm tệ hơn hạng bất nhân tép riu nầy nhiều. Nhất là trong một chế độ có nhiều kẻ cầm quyền  căn bản là bất chánh, mua quan bán chức, coi đồng tiền là thống soái.
 Có một dạo trước đây _ thật ra là nhiều dạo  chớ không chỉ một _ báo chí Sài Gòn rộ lên về nạn “cơm tù”.Ở một xứ mà quân đội là “nhân dân”, công an là nhân dân, rồi tòa án, rồi kiểm sát cũng là nhân dân , chánh quyền từ trên xuống dưới đều là nhân dân,rồi tất cả các tổ chức đoàn thể chánh trị, văn hóa, thông tin, báo chí, kinh tế , xã hội, từ thiện ,  phụ nữ, công đoàn, lão ông lão bà,đến  thanh niên sinh viên học sinh, hay cả tôn giáo,gộp chung trong một Mặt Trận dàn ra đều khắp ,  đều “vừa chuyên vừa hồng” tuốt tuồn tuột; rồi khắp nước đi đâu cũng đụng phải các bảng hiệu “ấp văn hóa, hẻm văn hóa, đơn vị văn hóa” _ chỉ trừ  các đơn vị lãnh đạo từ trung ương đến  địa phương các cấp các ngành là không thấy có mà thôi _   thế nhưng nhân dân đi đường lại bị các “quán cơm tù” chặt đẹp. “Chặt đẹp” ở đây thực chất là “chặt” rồi “đập” đến chết. Hành khách nghèo đi xe đò trên đường cái quan ra Bắc, thỉnh thoảng dừng lại nghỉ xả hơi, đã bị bọn côn đồ  “con buôn” a tòng với bọn “con xe”, cậy thế  dựa quyền, lộng hành lùa vào quán , đóng cổng kéo rào nhốt lại bắt ăn, bắt uống và … đập. Đập lần một là vào túi tiền, lần hai là vào đầu,vào lưng nếu dám hó hé hay lẻn trốn…Nói hành khách nghèo là nói nhân dân, vì chỉ  có nhân dân mới đi xe đò, chớ các ông bà lãnh đạo các cấp, các cán bộ, các nhà quyền thế…và con cháu các  loại người nầy, nếu không đi máy bay thì ngồi xe nhà máy lạnh, chớ làm gì đi xe đò . Để biết thế nào là bị nhốt, chặt, đập ?… Đương nhiên là họ cũng  không biết đi xe buýt là gì…
  Và về thuốc trị bệnh.Ở một nước mà bất cứ thứ gì cũng được gọi là của nhà nước  _ và nhà nước ở đây là nhà nước  xã hội chủ nghĩa, thứ nhà nước tự vỗ ngực là chuyên lo cho đại đa số dân  nghèo _ từ bệnh viện  đến các nhà bào chế  thuốc hay  các công ty dược  đều là của nhà nước...  nhưng người bệnh nghèo lại bị công khai, tàn nhẫn, trắng trợn cắt cổ bằng  giá thuốc, đắt gấp mấy lần hơn các nước nhiều vùng,kể cả ở nước giàu.Những cái gọi là của nhà nước đó, họ bắt tay nhau, và bắt tay  với các tập đoàn, các công ty   dược nước ngoài , để làm giá vô tội vạ trên sinh mạng của người bệnh.Để trấn an chút nào còn lại của cái gọi là lương tâm nơi họ, hay để tung hỏa mù, mị dân, thỉnh thoảng người ta “hoành tráng” tổ chức các cuộc lạc quyên , bán đấu giá, mở sổ vàng ,  có truyền hình trực tiếp đi khắp nước, xin tiền các công ty , tập đoàn  trong ngoài nước  để  lo cho bệnh nhân nghèo. Các công ty , tập đoàn lớn nhỏ, mà thường là cỡ lớn, hí hởn xếp hàng chờ “đóng góp” và nhận huy chương thấy mà mê.Và người ta hí hửng khoe ra hằng tỷ Việt Nam đồng thu được  “cho người nghèo”. Nhưng tay trái họ thu về bao nhiêu tỷ đô la Mỹ để chia nhau trên lưng  trên đầu người bệnh thì ông trời cũng không biết. Và người bệnh bị tàn nhẫn cắt cổ ở đây là người bệnh nghèo, không thể đi trị bệnh ở nước ngoài như những người thuộc giai cấp cầm quyền, hay giai cấp nhà giàu mới.
 Các quán cơm “giết” sinh viên “rẻ tiền” bị báo chí phanh phui nói trên thế nào rồi cũng bị “lãnh đủ”.  Đóng cửa phạt tiền là cái chắc :  làm xấu mặt lãnh đạo và chánh quyền  kiểu nầy là bất xứng ./. hnn

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

NỐI VÒNG TAY LỚN.

Có những vòng tay khi còn đơn lẽ,
Nối lại cùng nhau mạnh mẽ tựa triều dâng,
Có những bàn chân đi vòng đất nước,
Kết chặt thâm tình lớn mạnh tựa NON SÔNG.

Lâm Kim Trọng.
21/6/2002.Liverpool.

TÂM SỰ

Lấy chút suy tư nén đáy lòng,
Lấy tình nhân thế ép nên bông,
Lấy muôn màu sắc khai tim nở,
Gởi đến muôn người lúc hừng đông...
Tình yêu thấp thoáng như chiếc bóng,
Vội đến vội đi khéo bận lòng,
Khi yêu mới biết tình chỉ đẹp,
Như thuở ban đầu chưa nói : Không !!!

Song Như.
29/5/2011.Liverpool.

Đội binh 50 xu


Ngày nay, với phương tiện truyền thông điện tử rộng lớn và hửu hiệu qua Internet, email, Blogs, Social Networks như Facebook, Twitter,...vv.... là mối lo sợ lớn cho các chế độ độc tài, độc đảng cai trị bằng vũ lực, đe dọa và bưng bít thông tin không cho quảng bá đến mọi tầng lớp người dân. Đặc biệt chế độ  XHCN Cộng Sản được xây dựng trên nền tảng tuyên truyền, ca tụng lảnh tụ, nhà nước và tuyệt đối che dấu tất cả thông tin không có lợi cho nhà cầm quyền. Tiêu biểu trong các nước loại này là Trung Cộng, họ xây dựng cả một đội quân tuyên truyền rộng lớn và chịu trả thù lao cho một đội quân viết mướn ca tụng lảnh tụ, chính sách núp dưới hình thức các ý kiến, thảo luận khách quan hay những người dân yêu nước nói lên quan điểm của họ. Việt Nam là nước học và thực hiện phương cách này của Tàu thật chặt chẻ. Đội ngủ tuyên truyền này viết một số bài bình luận, câu truyện hay sự kiện lịch sử mà họ cố tình bóp méo sự thật làm thay đổi hình ảnh và ý nghĩa của vấn đề. Các bài viết này được lưu truyền qua phương tiện thông tin điện tử, Internet, Blogs,...vv...vô tình gây sự hiểu biết một cách nhầm lẩn , thí dụ như từ các sự kiện xãy ra trong xã hội VNCH trước 1975 tới hình thức quảng bá "quê huơng Việt bây giờ đã phát triển đẹp tuyệt vời, người dân có cuộc sông sung túc, chùa chiền mọc lên to lớn khắp mọi nơi, bao nhiêu là ngôi nhà, tổ chức từ thiện giúp cho người khốn khổ, tật nguyền"  để mọi người đóng góp giúp đở và trở về thăm viếng.  Chính điều này những người Việt tị nạn CS đã tự mình đánh mất ý nghĩa sự hy sinh ra đi trong cái chết để tìm tự do và làm mất đi chính nghĩa của những người, những đoàn thể đang tranh đấu cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho bao nhiêu triệu người Việt trong cũng như ngoài nước. Nếu người Việt lưu vong hải ngoại trở về được trên nước VN để đi chùa chiền, nhà thờ được, thậm chí sinh sống được thì tiếng kêu gào nhân quyền tự do không được rỏ ràng và sáng tỏ đối với quốc tế.

Tóm lại, hảy cẩn thận đọc thật kỷ một bản tin, một bài viết, một bình luận trước khi lưu truyền rộng rải. Khi có được một bài viết xứng đáng, một tin tức cần thiết thì phổ biến rộng rải không ngần ngại và sợ hải. Tẩy chay, không về thăm viếng VN CS là một hình thức tranh đấu cho quyền tự do, dân chủ là một lời nói thẳng vào nhà nước CS VN là họ phải thay đổi và lắng nghe tiếng nói của người dân.

Tham khảo thêm về đội quân tuyên truyền viết mướn qua mạng lưới thông tin điện tử ở Wikipedia link này :

Sandhed

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Mái Trường XHCN


Trần Thành Nam
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.

Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.
Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau: Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?). Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông.

Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc complements!”  Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”

Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/họ cười khinh cho.

“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người SingaporeMalaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!”  Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!”  Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?”  “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…”  Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!

Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham? Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vẫn bảo lưu quan điểm!  Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?”   “Gần như đúng thế!”  “Cả mày nữa?”  “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…”  “Vậy mày gian thế nào?”  Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!”  Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”

Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi.  Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì? Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này – để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?! Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì?!  Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế!  Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì?  Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi?

Trần Thành Nam
Nguồn: Blog Quê Choa